Sunday, November 17, 2013

Công trình Tôn tượng Phật A Di Đà và 48 Đại nguyện tại Chùa Bình Nhơn, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình Thuận

Chùa Bình Nhơn , xã Hòa Thắng nằm trên đụn cát nằm giữa 2 hồ nước ngọt Bàu Ông và Bàu Bà, thuộc xã Hòa Thắng, Bắc Bình Thuận. 

Thượng Tọa Thích Minh Châu trong một lần du ngoạn từ vùng đồi núi Phú Sơn (Lâm Hà) theo đường biển về miền Trung thì đã dừng chân nơi đây vì cảnh đẹp thanh thoát của bàu sen rực rỡ  trong nắng cát, thấp thoáng tượng Phật bằng đồng đuợc thờ phụng trong mái lá nhỏ được dựng đơn sơ bên bờ bàu sen. Mái nhà lá này nhỏ đến mức chỉ che đủ pho tượng Bổn sư Thích Ca Mâu Ni , khi bái lạy thì chỉ quỳ đằng phía ngoài mái lá này .. Người dân nơi đây kể rằng tôn tượng Phật này đã cứu sống họ qua cuộc chiến tranh, vì khi đi sơ tán tránh đạn bom bà con đều ôm pho tượng theo cùng hộ trì. Căn hầm nào có tượng Phật thì bà con được toàn mạng qua cuộc chiến ...

Và giờ đây trãi qua bao thử thách, chùa Bình Nhơn dần hình thành theo tâm nguyện người dân và phát nguyện hoằng dương Phật Pháp của Thầy ..


Chùa Bình Nhơn nằm giữa 2 hồ nước ngọt Bàu ông và Bàu bà
Nhìn từ đường lộ vào chùa Bình Nhơn
Toàn cảnh kiến trúc chùa Bình Nhơn nhìn từ trên cao
Kiến trúc dự kiến cho công trình 48 tôn tượng Phật A Di Đà


Tôn tượng bắt đầu lớp sơn đầu tiên ...

Vì là vùng gió và cát nên TT Minh Châu dự tính xây hồ nước phun quanh khu bảo tháp tượng .




Chánh điện đang xây dựng (hình chụp lần thăm chùa tháng 6/2013)

(hình chụp lần thăm chùa tháng 6/2013)

Tri ân công đức cúng dường của các anh chị đã phát tâm cho công trình tượng đài Phật A Di Đà. Hội Nhật Liên ghi nhận và đã chuyển số tịnh tài cúng dường đến Thượng Tọa Thích Minh Châu, Trụ trì Chùa Bửu Sơn và cũng là Trụ trì chùa Bình Nhơn.

Trân trọng gửi đến Quý vị Bảng ghi nhận công đức 124,750,000 đồng cho chương trình từ Thượng Tọa Thích Minh Châu.

Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho công cuộc xây dựng ngôi Tam Bảo chùa Bình Nhơn sớm thành tựu viên mãn . 
Bảng ghi nhận công đức

Stt      Người đóng góp Thành Tiền 

1 Tịnh Đức - Nguyên Bảo       19,600,000



Lương Huệ Lan        2,800,000
Nguyễn Thị Hải Anh        2,800,000
Nguyên Thuận (Phong)        3,000,000
Phật tử Hà Lan - Quãng Sách - Tâm Phưong       28,000,000

Gia đình Bảo Minh        2,800,000
Tâm Khánh        2,800,000
Đô Hiến & Tâm Nguyên      11,500,000
Tâm Phước - Diệu Trang - Diệu Tâm Đức- Tịnh An- Văn Long - Thị Thuý- Thủy        3,300,000
Nguyên Tịnh      17,000,000
2 Chuyển ngày 13/7/2013      74,000,000
Bảo Anh        2,600,000
Cường và bạn        1,000,000
Quỳnh Ngân        2,800,000
Các em Nguyên Tịnh        1,000,000
3 Chuyển ngày 26/7/2013        7,400,000



Nguyễn Thị Phương Hà           250,000
Nguyễn Thuận Hảo            200,000
Lê Ngọc Lý           200,000
Lê Thị Kim Nhung           100,000
Lê Thị Kim Phương           100,000
Lê Thị Kim Liên           200,000
Hồ Nguyên Thuần           200,000
Bảo Nguyên Canada        1,500,000
Bích Liên            500,000
Chơn An Từ           500,000
Ông Bà Ái Vỹ - Lê Thị Bảy Q10        2,800,000
Gia đình các con Ông Bà Ái Vỹ -  Lê Thị Bãy Q10        2,800,000
Hương - Phan Singapore        5,600,000
Trịnh Bạch Liên Q3           500,000
Trần Thị Lan Hương           500,000
4 Chuyển ngày 12/10/2013      15,950,000






5.      Chuyển tiền đợt 5 ngày 16/10/2013    : 7,800,000


Gia đình Diệu Trang Q10

 2,800,000
Chị Minh - Tú - Sương - cháu Hạnh

 2,800,000
Kiều Liên 

 500,000
Việt Hà

 200,000
Đoan Trang

 500,000
Phạm Ngọc Bảo Trân 

 500,000
Nguyễn Thị Phương 

 500,000
 




__________________________________________________________________

Mời Quý vị đọc thông tin về vùng đất này từ nguồn sưu tầm được trên internet.


Vị trí
Bàu Trắng là hồ nước ngọt được hình thành từ rất lâu đời, nằm ở giữa vùng đồi cát rộng mênh mông thuộc xã Bình Nhơn, huyện Hoà Đa trước đây, nay là thôn Hồng Lâm, xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cách thành phố Phan Thiết 65 km về hướng Đông Bắc.
Cảnh quan
Sách xưa viết rằng: “Bàu Trắng là hồ Trắng có hai hồ, hồ trên và hồ dưới, ở phía Tây Nam huyện Hoà Đa, phía Tây Ba Động.
Hồ trên chu vi 22 dặm, còn gọi là Bàu Bà, nước trong, ngọt bốn mùa không giảm. Phía Tây bắc là động cát, phía Tây Nam là chân rừng, trên bờ phía Nam có đền thờ Chúa động”.Bàu cạn dần về phía bờ, độ sâu nhất của Bàu là 19m. Đây là nguồn nước ngọt tự nhiên duy nhất ở xã Hoà Thắng và khu căn cứ cách mạng Lê Hồng Phong đã giúp cán bộ cách mạng không ít trong hai cuộc kháng chiến. Đây không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt mà còn là thắng cảnh đẹp của khu vực Hoà Thắng – Bắc Bình mà bất cứ ai đến vùng này đều phải ghé thăm..Chính nơi đây, cụ Nguyễn Thông đã từng đi ngang qua và xao xuyến trước vẻ đẹp của hồ đã sang tác nhiều bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của hồ như “quá Bình nhơn sa mạc” (qua bãi cát Bình Nhơn) và bài “Bạch Hồ nhàn hành” (dạo chơi Bàu Trắng).

Hồ dưới là Bàu Ông có diện tích nhỏ hơn, xung quanh bàu có rất nhiều sen. Mùa hè sen nở hồ đầy sắc hồng.

Hai bàu này cách nhau chừng 500m. Xưa là một bàu và là một nhánh sông đổ ra biển Đông. Theo truyền thuyết kể rằng xưa có một vị vua dẫn đoàn quân thất trận chỉ còn lại một mình một ngựa chạy ra biển. Khi tới đây thấy sông sâu không thể qua được mà giặc thì truy đuổi sau lưng, ông đã khấn vái và một dải đất nhô lên ngăn cách dòng sông giúp va vượt qua một cách an toàn.

Xung quanh Bàu Trắng có nhiều làng mạc của người Chăm xưa sinh sống và sử dụng nguồn nước trong hồ. Họ đã dựng đền thờ thờ nữ thần Thiên Yana. Khi người Chăm rời bỏ khu vực này đi nơi khác, ngôi đền cũng bị sụp đổ và hiện còn lại dấu tích ở phía nam Bàu Trắng. Đây là dấu tích một thời chinh phục thiên nhiên của người Chăm.